Kích thước tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm, chi tiết đặc điểm cấu tạo

Bu lông lục giác chìm là dòng sản phẩm quen thuộc, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong đó các dòng bu lông lục giác chìm có đầu tròn và đầu bằng là 2 trong những dòng có tính phổ biến cao nhất. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bu Lông Nam Hải tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và kích thước tiêu chuẩn của 2 dòng sản phẩm này.

Bu lông lục giác chìm đầu tròn

Bu lông lục giác chìm đầu tròn là một loại sản phẩm cơ khí. Chúng được sản xuất với nhiều cấp bền khác nhau, từ 2 loại vật liệu chính là thép hợp kim và thép không gỉ (inox). Dưới đây là một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo cũng như bảng kích thước tiêu chuẩn của loại bu lông này.

Thiết kế bu lông lục giác chìm đầu tròn
Thiết kế bu lông lục giác chìm đầu tròn

Cấu tạo bu lông lục giác chìm đầu tròn

Bu lông lục giác chìm đầu tròn có cấu tạo gồm 2 phần chính, gồm:

  • Phần mũ bu lông: Có dạng hình tròn, hình cầu hay còn gọi đầu mo bao phía ngoài. Phần mũ bu lông có thiết kế hình lục giác, khi người dùng tháo lắp mối xiết lắp ghép sẽ không bị trơn trượt, tăng lực xiết.
  • Phần thân bu lông: Phần này có hình trụ tròn, được tiện ren suốt hoặc ren lửng.
Xem thêm:  Ứng dụng của Tăng đơ trong việc lắp đặt hệ thống pin mặt trời

Do có cấu tạo như trên mà bu lông lục giác chìm đầu tròn còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau, như:

  • Bu lông lục giác chìm đầu cầu
  • Bu lông lục giác chìm đầu mo
  • Bu lông lục giác chìm đầu dù

Kích thước tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm đầu tròn

Bản vẽ bu lông lục giác chìm đầu tròn
Bản vẽ bu lông lục giác chìm đầu tròn
d M3 M4 M5 M6 M8 M10 M12 M16
P 0,5 0,7 0,8 1 1,25 1,5 1,75 2
dk 5,7 7,6 9,5 10,5 14 17,5 21 28
k 1,65 2,2 2,75 3,3 4,4 5,5 6,6 8,8
s 2 2,5 3 4 5 6 8 10

Trong đó:

  • d: đường kính danh nghĩa của bu lông
  • P: bước ren của bu lông
  • dk: đường kính của bu lông
  • k: Chiều dày của giác
  • s: Chiều rộng của giác

Bu lông lục giác chìm đầu bằng

Bulong lục giác chìm đầu bằng có thiết kế phần đầu chìm, ẩn trong các mối liên kết, giúp gia tăng thẩm mỹ cho các mối nối, không cản trở các chi tiết khác làm việc. Dòng bu lông này được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực chế tạo máy, cơ khí, công nghiệp đóng tàu, sản xuất ô tô, nội thất… dưới đây là cấu tạo cùng kích thước tiêu chuẩn của dòng sản phẩm này.

Thiết kế bu lông lục giác chìm đầu bằng
Thiết kế bu lông lục giác chìm đầu bằng

Cấu tạo bu lông lục giác chìm đầu bằng

Cũng giống như bu lông lục giác chìm đầu tròn, bu lông đầu bằng cũng có cấu tạo 2 phần cơ bản, gồm:

  • Phần mặt bằng bu lông: Có bao tròn xung quanh
  • Phần thân bu lông: Có ren lửng hoặc ren trong suốt
Xem thêm:  Bu lông thường và bu lông cường độ cao có gì khác biệt?

Trong thực tiễn, bu lông lục giác chìm đầu bằng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác, như:

  • Vít phễu
  • Bu lông lục giác đầu chìm, vít lục giác chìm
  • Bu lông lục giác chìm đầu côn, vít lục giác đầu côn

Kích thước tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm đầu bằng

Bản vẽ bu lông lục giác chìm đầu bằng
Bản vẽ bu lông lục giác chìm đầu bằng
d M3 M4 M5 M6 M8 M10 M12 M16 M20
P 0,5 0,7 0,8 1 1,25 1,5 1,75 2 2,5
dk 6 8 10 12 16 20 24 30 36
k 1,7 2,3 2,8 3,3 4,4 5,5 6,5 7,5 8,5
α 90 0 90 0 90 0 90 0 90 0 90 0 90 0 90 0 90 0
s 2 2,5 3 4 5 6 8 10 12

Trong tìm hiểu về bu lông nói chung, bu lông lục giác chìm nói riêng, việc nắm rõ cấu tạo và các thông số cơ bản giúp người dùng có các định hướng chính xác, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc trong thực hiện công việc.

Bạn có nhu cầu tìm mua các loại bu lông đai ốc, hãy liên hệ với Bu Lông Nam Hải để được tư vấn cụ thể và nhận ưu đãi về giá đối với các đơn hàng sỉ, lẻ. Nam Hải cam kết mang đến cho khách hàng những dòng bu lông tốt nhất trên thị trường, đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng.