Nhắc đến cường độ bu lông là nhắc đến khả năng chịu tác động của ngoại lực. Đây là một trong những chỉ số rất quan trọng trong lựa chọn sản phẩm. Bảng tra cường độ bu lông dưới đây ít nhiều giúp người dùng nắm được các thông tin cơ bản, có lợi cho việc lựa chọn bu lông phù hợp với nhu cầu.
Cường độ bu lông là gì?
Nội dung bài viết
Cường độ bu lông hay còn gọi là cấp độ bền của bu lông (cũng có thể gọi tắt là cấp bền bu lông). Được hiểu là khả năng chịu lực của sản phẩm. Bao gồm lực nén, lực kéo, siết, cắt… Cường độ bu lông càng căng, khả năng chịu lực càng lớn.
Cấp bền bu lông hệ mét thường được ký hiệu ngay trên đầu bu lông, bao gồm 2 chữ số, phân cách nhau bởi dấu chấm (.). VD 14.9, 10.9, 8.8, 9.8… Người dùng rất hay nhầm đây là thông số chỉ kích thước bu lông. Nhưng không phải, đây là thông số chỉ khả năng chịu lực, hiển thị bằng cường độ kéo đứt tiêu chuẩn.

Phân chia các cấp bền của bu lông
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, có rất nhiều yếu tố được đưa ra nhằm thể hiện các cấp bền khác nhau của bu lông. Những yếu tố này thường phụ thuộc vào vật liệu làm ra bu lông (đồng, thép cacbon chất lượng cao, thép cacbon thường, thép không rỉ, thép hợp kim…). Mỗi loại vật liệu lại có tính chất khác nhau, cấp độ bền do đó mà không đồng nhất.
Cường độ bu lông được thể hiện qua 2 chỉ số chính là giới hạn chảy và giới hạn bền. Hiện nay, chỉ số về cường độ bu lông thường được thể hiện theo 2 hệ là mét và inch. Chi tiết từng hệ như sau:
Cấp bền của bu lông hệ mét
Đây là hệ cấp độ bền được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Ký hiệu cấp độ bền của bu lông tính theo hệ mét thường được in trên đỉnh bu lông, gồm 2 chữ số được phân cách nhau bởi dấu chấm (.) ở giữa. Trong đó, số đứng trước dấu chấm là 1/10 giới hạn bền kéo tối thiểu của bu lông, đơn vị kgf/mm2. Số đứng sau là 1/10 giá trị tỷ lệ giữa giới hạn chảy của bu lông và độ bền kéo tối thiểu, đơn vị là %.
trên thế giới, bu lông tính theo hệ mét có cấp bền phổ biến từ 3.8 – 14.9 (dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất xe hơi, cơ khí, máy móc…). Những bu lông có cấp bền từ 8.8 – 12.9 được xem là bu lông cường độ cao. Dòng này có khả năng chịu lực rất tốt nên giá thành cũng đắt hơn loại cường độ thấp.
Cấp bền của bu lông hệ inch
Khác với hệ mét, cấp bền bu lông hệ inch không hiển thị trên đỉnh đầu bu lông. Nó được ký hiệu bằng những vạch thẳng. Số vạch tương ứng với giới hạn chảy và giới hạn bền.
Cấp bề hệ inch có tất thảy 17 cấp. Tuy nhiên, chỉ có 3 cấp là phổ biến (cấp 2, 5 và 8). Các cấp bền khác được sử dụng trong một hoặc một số ngành đặc thù, như hàng không vũ trụ chẳng hạn.

Bảng tra cường độ bu lông mới nhất 2023
Bảng tra cường độ bu lông có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ cho người dùng biết được các trị số về giới hạn chảy, giới hạn bền, mà còn tạo cơ sở giúp họ tìm được các loại bu lông phù hợp với nhu cầu sử dụng. Dưới đây là bảng tra cường độ bu lông, đai ốc theo tiêu chuẩn TCVN 1916 – 1995 của Việt Nam.
Cơ tính | Trị số với cấp độ bền | |||||||||||||
3.6 | 4.6 | 4.8 | 5.6 | 5.8 | 6.6 | 6.8 | 8.8 | 9.8* | 10.9 | 12.9 | ||||
≤ M16 | >M16 | |||||||||||||
1. Giới hạn bền đứt σB, N/mm2 | danh nghĩa | 300 | 400 | 500 | 600 | 800 | 800 | 900 | 1000 | 1200 | ||||
nhỏ nhất | 330 | 400 | 420 | 500 | 520 | 600 | 800 | 830 | 900 | 1040 | 1220 | |||
2. Độ cứng vicke, HV | nhỏ nhất | 95 | 120 | 130 | 155 | 160 | 190 | 230 | 255 | 280 | 310 | 372 | ||
lớn nhất | 220 | 250 | 300 | 336 | 360 | 382 | 434 | |||||||
3. Độ cứng Brinen, HB | nhỏ nhất | 90 | 114 | 124 | 147 | 152 | 181 | 219 | 242 | 266 | 295 | 353 | ||
lớn nhất | 209 | 238 | 285*** | 319 | 342 | 363 | 412 | |||||||
4. Độ cứng Rốc-oen, HR | HRB | nhỏ nhất | 52 | 67 | 71 | 79 | 82 | 89 | – | – | – | – | – | |
lớn nhất | 95 | 99 | – | – | – | – | – | |||||||
HRC | nhỏ nhất | – | – | – | – | – | – | 20 | 23 | 27 | 31 | 38 | ||
lớn nhất | – | – | – | – | – | – | 30 | 34 | 36 | 39 | 44 | |||
5. Độ cứng bề mặt HV.0,3 | lớn nhất | – | – | – | – | – | – | 320 | 356 | 380 | 402 | 454 | ||
6. Giới hạn chảy σB, N/mm2 | danh nghĩa | 180 | 240 | 320 | 300 | 400 | 360 | 480 | – | – | – | – | – | |
nhỏ nhất | 190 | 240 | 340 | 300 | 420 | 360 | 480 | – | – | – | – | – | ||
7. Giới hạn chảy quy ước σB, N/mm2 | danh nghĩa | – | – | – | – | – | – | 640 | 640 | 720 | 900 | 1088 | ||
nhỏ nhất | – | – | – | – | – | – | 610 | 660 | 720 | 940 | 1100 | |||
8. Ứng suất thử σF | σF/σ01 hoặc σF/σ02 | 0,94 | 0,94 | 0,91 | 0,94 | 0,91 | 0,91 | 0,91 | 0,91 | 0,91 | 0,91 | 0,88 | 0,88 | |
N/mm2 | 180 | 225 | 310 | 280 | 380 | 440 | 440 | 580 | 600 | 650 | 830 | 970 | ||
9. Độ dãn dài tương đối sau khi đứt o5 % | nhỏ nhất | 25 | 22 | 14 | 20 | 10 | 16 | 8 | 12 | 12 | 10 | 9 | 8 | |
10. Độ bền đứt trên vòng đệm lệch | Đối với bulông và vít phải bằng giá trị nhỏ nhất của giới hạn bền đứt qui định trong điều 1 của bảng này. | |||||||||||||
11. Độ dai va đập, J/cm2 | nhỏ nhất | – | 50 | – | 40 | – | 60 | 60 | 50 | 40 | 30 | |||
12. Độ bền chỗ nối đầu mũ và thân | không phá huỷ | |||||||||||||
13. Chiều cao nhỏ nhất của vùng không thoát cacbon | – | 1/2H1 | 2/3H1 | 3/4H1 | ||||||||||
14. Chiều sâu lớn nhất của vùng thoát cacbon hoàn toàn, mm | – | 0,015 |
Trên đây là các thông tin cơ bản về bảng tra cường độ bền của bu lông. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để áp dụng hiệu quả vào thực tiễn đời sống.