Trên mỗi sản phẩm bu lông ốc vít đều có các ký hiệu giúp người dùng nhận biết và phân biệt được các dòng sản phẩm. Tránh nhầm lẫn, sai sót trong quá trình làm việc. Các ký hiệu quy ước này thống nhất theo đúng quy định và tiêu chuẩn chung của toàn ngành. Cách đọc ký hiệu bu lông khá đơn giản, hãy cùng Bu Lông Nam Hải tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn cách đọc ký hiệu bu lông
Để ý bạn sẽ thấy, trên mỗi chiếc bu lông đều có các ký hiệu dạng chữ hoặc số. Đây là những ký hiệu quy ước mà hầu hết dân trong ngành đều biết rõ, chỉ cần nhìn là cơ bản nắm được thông số sản phẩm.
Ví dụ: Trên bu lông inox có ký hiệu A4-80 hoặc A2-70 (như hình dưới)
Mỗi một ký hiệu đều mang trong mình một hoặc một vài giá trị thông tin nhất định. Như hình trên, với ký hiệu “THE A2-70” chúng ta có cách giải nghĩa như sau:
- THE: Đây là ký hiệu có nhà sản xuất ra sản phẩm. Có rất nhiều nhà sản xuất bu lông, cung ứng đầy đủ nhu cầu người tiêu dùng. Nếu bạn thấy hai bu lông có hai ký hiệu phần này giống nhau tức là cùng hãng sản xuất và ngược lại.
- A: Đây là ký hiệu của một nhóm thép không gỉ có tên gọi đầy đủ là Austenit. Ngoài nhóm A, chúng ta còn có nhóm thép không gỉ C (martensitic) và F (ferit).
- 2 (18-8): Đây là một nhóm hợp kim, phản ánh khả năng chống ăn mòn. Trong các cấp độ bền từ 1 – 5 thì 1 là nhóm có độ bền kém nhất, 5 là nhóm có độ bền tốt nhất.
- 70 (700Mpa): Đây là đặc tính cơ học chỉ độ bền kéo đứt của sản phẩm.
Cấp bền của bu lông
Ngoài các ký hiệu trên, trên bu lông còn có ký hiệu theo dạng XX.X hoặc X.X bằng các chữ số la tinh. Đây là ký hiệu chỉ cấp độ bền của sản phẩm. Trong đó:
XX hoặc X ở phía trước dấu chấm (.) có giá trị tương ứng 1/100 độ bền kéo tối thiểu của bu lông. Có đơn vị là N/mm2
X đứng ở phía sau dấu chấm có giá trị tương ứng bằng 10 lần tỷ lệ giới hạn chảy và độ bền kéo tối thiểu của sản phẩm. Có đơn vị là %.
Ví dụ: Hãy nhìn vào hình ảnh bên dưới
Trên một chiếc bu lông thép đen trên, ta thấy có ký hiệu là 8.8. Có nghĩa là độ bền kéo tối thiểu của chiếc bu lông trên là 800 N/mm2 hoặc 80 kgf/mm2. Giới hạn chảy tối thiểu sản phẩm là 80%*80=64 kgf/mm2.
Trong thế giới bu lông, bu lông hệ mét và bu lông hệ inch là 2 dòng được sản xuất nhiều nhất. Trong đó, bu lông hệ mét có độ phổ biến trên thế giới cao hơn với các cấp độ từ 3.8 – 12.9. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp sản xuất xe hơi thì cấp 8.8, 10.9 và 12.9 được sử dụng nhiều nhất. Đây là các dòng bu lông cường độ cao, nói cách khác là có độ bền cao. Chỉ số này càng thấp thì độ bền càng kém.
Lưu ý: Mọi bu lông hệ mét chỉ được đánh dấu cấp bền khi có kích thước từ M6 trở lên hoặc từ cấp 8.8 trở lên. Không có ký hiệu, người dùng sẽ tự hiểu là cấp bền của nó dưới 8.8.
Cấp bền của đai ốc
Cấp bền của đai ốc cũng có nhiều nét tương tự như bu lông. Cũng được ký hiệu bằng các con số latin. Con số này cho biết 1/10 giá trị thử bền theo quy ước của đai ốc, đơn vị là kgf/mm2. Giá trị này tương đương với giá trị bền kéo của bu lông.
Muốn biết đai ốc đó có hợp với chiếc bu lông kia hay không, bạn chỉ cần nhìn vào cấp bền. Nếu chúng thuộc cấp tương đương như nhau thì phù hợp và ngược lại.
Có thể thấy, trên mỗi dòng bu lông, thường sẽ có dòng đai ốc phù hợp đi kèm, Cả hai hỗ trợ lẫn nhau, giúp cố định các bộ phận, tạo thành khối thống nhất. Đây được xem là “cặp trùng bài” ăn ý trong nhiều ngành, đặc biệt là ngành cơ khí.
Nắm rõ ý nghĩa và cách đọc ký hiệu bu lông giúp người dùng lựa chọn được các dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, thông qua các ký hiệu này, bạn còn có thể nhận biết được về cấp độ bền cũng như tra được các trị số vật lý của bu lông. Còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bu lông ốc vít, các bạn để lại bình luận bên dưới để được giải đáp.
Với khách hàng có nhu cầu mua bu lông, ốc vít đạt chuẩn, hãy liên hệ với Bu Lông Nam Hải. Đơn vị chuyên sản xuất bu lông, ốc vít chất lượng cao, cam kết mức giá tốt nhất trên thị trường, mang đến cho người dùng những sự lựa chọn tin cậy.