Đặc điểm cấu tạo của bu lông M10, nên dùng loại nào tốt nhất?

Nhờ đặc tính thuận tiện, nhanh chóng trong việc lắp ráp, ghép nối các chi tiết mà bu lông nói chung, bu lông M10 nói riêng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, sản xuất máy móc, cầu đường, xây dựng… ở khắp nơi trên thế giới. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo của loại bu lông này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Bu Lông Nam Hải.

Bu lông M10 là gì?

Bu lông M10 là một sản phẩm cơ khí, có ren mang đường kính bên ngoài là 10mm. Chúng được sử dụng để lắp ráp, ghép nối các chi tiết thành một khối thống nhất. Mối lắp ghép bằng bu lông M10 có thể chịu được tải trọng kéo cũng như uốn nắn rất tốt, độ bền thường cao và ổn định lâu dài.

Bu lông M10 được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
Bu lông M10 được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

Việc sử dụng bu lông nói chung, bu lông M10 nói riêng để ghép nối rất thuận tiện. Không đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp mà vẫn mang đến hiệu quả lắp ráp cao. Khi cần tháo ra cũng đơn giản. Đó cũng là lý do dòng sản phẩm này được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới, ứng dụng vào hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực.

Cấu tạo của bu lông M10

Bu lông M10 có cấu tạo gồm 2 phần chính, là:

Xem thêm:  Tiêu chí để lắp đặt hệ khung pin mặt trời đạt chuẩn

  • Phần đầu mũ: Phần này có hình lục giác đều 6 cạnh, nối liền với thân bu lông.
  • Phần thân: Có phom dáng hình trụ tròn, được tiện ren lửng hoặc ren suốt, tùy theo yêu cầu thiết kế.

Đường kính ngoài của ren bu lông M10 là cố định (10mm), nhưng độ dài thân thì không. Có thể dài 20mm, 30mm, 50mm, 100mm, 200mm… tùy theo nhu cầu sử dụng. Khi sản xuất ra bu lông, các hãng sẽ có những tính toán phù hợp với yêu cầu khách hàng, ký hiệu kích thước được quy ước như sau: M10x20 (hiểu là bu lông M10, dài 20mm), tương tự như vậy, ta có M10x30, M10x50, M10x100…

Phân loại bu lông M10

Bu lông M10 cũng chia thành nhiều loại khác nhau, được sản xuất theo các tiêu chuẩn khác nhau (DIN, TCVN, JIS,…), do đó mà cấp bền cũng không đồng nhất (8.8, 10.9, 12.9…). Chúng ta có các phân loại như sau:

Phân loại theo vật liệu sản xuất

Bu lông m10 được sản xuất từ nhiều vật liệu, mỗi loại lại có ưu, nhược điểm riêng.

  • Bu lông M10 làm từ thép cacbon thường, thép hợp kim: Độ bền không cao bằng inox, nhưng giá thành rẻ hơn.
  • Bu lông M10 làm bằng thép không gỉ (inox): Khả năng chống ăn mòn điện hóa, ăn mòn hóa học của loại này rất tốt, sáng đẹp, tính thẩm mỹ cao.
  • Bu lông M10 được làm từ các kim loại màu (đồng, nhôm, kẽm…): Loại này chủ yếu sử dụng cho một số ngành công nghiệp đặc thù, như ngành điện, chế tạo máy bay…
Bu lông M10 được làm từ inox có khả năng chống ăn mòn điện hóa tốt
Bu lông M10 được làm từ thép cường độ cao có độ bền chịu lực tốt

Phân loại theo phương pháp xử lý bề mặt

Phần mắt bu lông được xử lý bề mặt theo nhiều phương pháp. Trong đó, phổ biến là:

  • Bu lông nhuộm đen
  • Bu lông đen, mộc
  • Bu lông mạ kẽm nhúng nóng
  • Bu lông mạ kẽm điện phân
  • Bu lông mạ cầu vồng
  • Bu lông mạ Dacromet
  • Bu lông mạ niken
  • Bu lông mạ Crom
Xem thêm:  Bu lông inox 304 tại Giải Phóng ở đâu uy tín?

Phân loại bu lông M10 theo chức năng

  • Bu lông kết cấu: Loại này chịu được tải trọng động, được sử dụng nhiều trong kết cấu các chi tiết, kết cấu khung giàn máy lớn
  • Bu lông liên kết: Loại này có nhiệm vụ liên kết các chi tiết lại với nhau, chịu lực dọc trục, chủ yếu dùng cho các kết cấu tĩnh, chi tiết có định, ít tải động.
Mỗi loại bu lông lại có mục đích sử dụng khác nhau
Mỗi loại bu lông lại có mục đích sử dụng khác nhau

Phân loại bu lông M10 theo phương pháp chế tạo

  • Bu lông thô: Sản xuất thủ công từ thép đầu tròn, chỉ sử dụng để liên kết các chi tiết không quan trọng, không cần độ chính xác cao.
  • Bu lông bán tinh: Được chế tạo thủ công, phần đầu được gia công thêm.
  • Bu lông tinh: Được chế tạo bằng phương pháp cơ khí, độ chính xác cao, phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
  • Bu lông siêu tinh: Đòi hỏi yêu cầu chế tạo cao, đảm bảo độ chính xác, được sử dụng cho các mối lắp ghép có dung sai lắp siêu nhỏ và trong ngành cơ khí đòi hỏi độ chính xác cao.

Bu lông M10 hợp với cờ lê số mấy?

Đối với dân cơ khí hay thợ chuyên nghiệp thì việc lựa chọn cờ lê hợp với bu lông là chuyện khá đơn giản. Nhưng với những người chưa có kinh nghiệm thì tìm kiếm sẽ khá mất thời gian. Tìm dòng không phù hợp không đảm bảo chất lượng công việc, tốn thời gian và công sức. Ngược lại, tìm được dòng thích hợp sẽ giúp hoạt động nối ghép, lắp ráp diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.

Xem thêm:  Các loại bulong inox dùng cho bát chữ L để bắt mái tôn sóng tròn

Mỗi loại bu lông lại có dòng cờ lê tương ứng. Riêng với bu lông M10, các bạn chọn cờ lê số 17 là thích hợp nhất. Tại sao số 17 lại thích hợp? Chúng ta có một cách tìm kiếm vô cùng khoa học, đó là tính toán theo công thức sau:

Đường kính ren ngoài bulong X 1,7 = Kích thước cờ lê phù hợp

Theo công thức trên, ta có: 10 x 1,7 = 17 (cờ lê số 17).

Áp dụng với dòng bu lông khác, như M8 ta có: 8 x 1,7 = 13,6 (cờ lê số 13 là thích hợp nhất). Các dòng bu lông đường kính ren ngoài khác, các bạn làm tương tự là tìm được cờ lê tương thích.

Bu lông M10 loại nào tốt nhất?

Bu lông M10 được làm từ các vật liệu khác nhau, cấp độ bền cũng khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người dùng có các lựa chọn phù hợp. Có công việc chỉ cần đến loại cấp bền thấp. Song cũng có công việc yêu cầu dòng bu lông M10 cấp bền cao.

Trong các dòng bu lông, bu lông M10 inox 304 là một trong những dòng được sử dụng rộng rãi trong các ngành chế tạo, sản xuất, lắp ráp… Bu lông M10 inox 304 được làm từ thép không gỉ, đặc tính chống oxy hóa, chống ăn mòn hóa học tốt, độ bền cao, đạt yêu cầu về thẩm mỹ.

Nhờ sở hữu nhiều đặc điểm ưu việt mà bu lông inox 304 M10 được sử dụng rộng rãi trong các điều kiện môi trường, thời tiết khắc nghiệt, môi trường hóa chất thường trực.

Bu lông M10 inox 304 có độ bền cao

Để mua bu lông M10 inox 304 giá tốt nhất, hãy ghé Bu Lông Nam Hải. Công ty chuyên sản xuất các loại bu lông, ốc vít nói chung, bu lông M10 nói riêng. Quy trình sản xuất khép kín, chất lượng đạt chuẩn, linh hoạt theo nhu cầu khách hàng.