Phân biệt bu lông Inox và bu lông mạ kẽm

Bu lông Inox và bu lông mạ kẽm là những chi tiết nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Đây là những chi tiết không thể thiếu trong việc lắp ghép, kết nối các chi tiết, kết cấu hiện nay. Tuy nhiên, về vẻ ngoài hai loại bu lông này có nhiều điểm tương đồng và dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ về đặc điểm của từng loại bu lông và có lựa chọn phù hợp nhé.

phan-biet-bu-long-inox-va-bu-long-ma-kem
Phân biệt bu lông Inox và bu lông mạ kẽm

Tìm hiểu về bu lông là gì và đặc điểm nổi bật

Bu lông là một chi tiết được dùng để liên kết các kết cấu, chi tiết thành một khối thống nhất. Cấu tạo của bu lông gồm có đầu bu lông và thân bu lông. Kết hợp với bu lông để ghép liên kết thông thường là đai ốc (ê cu) và long đen.

Đối với các mối liên kết cần tính chính xác cũng như sự chặt chẽ thì chúng ta nên sử dụng bu lông. Hay ngay cả trong các trường hợp, mối liên kết có trọng lượng tương đối thì bu lông cũng chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Lực xiết của bu lông chủ yếu dựa vào lực ma sát của đai ốc và phần ren trên thân bu lông. Thông thường lực ép truyền từ đai ốc quá lông đen rồi truyền đến vật cần giữ.

bu-long-inox
Bu lông inox

Phần đầu của bu lông có những hình dạng khác nhau như: đầu lục giác, đầu lục giác chìm, đầu bằng, đầu cầu, đầu tròn, … Mỗi loại đầu lại có những ưu điểm riêng. Tùy vào từng công việc mà có thể sử dụng loại đầu bu lông khác nhau sao cho hợp lý nhất.

Xem thêm:  Cổ de inox loại lớn: Thông số kỹ thuật và các ứng dụng của nó

Bu lông Inox và bu lông mạ kẽm có nhiều ứng dụng khác nhau. Và các mối lắp ghép sử dụng bulong thường có khả năng chịu tải trọng kéo, uốn, cắt, và mài mòn. Đặc điểm của nó bao gồm độ ổn định lâu dài và khả năng tháo lắp cũng như điều chỉnh mối ghép một cách dễ dàng. Mà không đòi hỏi công nghệ phức tạp. Do đó, bu lông được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, lắp ráp, chế tạo thiết bị công nghiệp, công trình giao thông, và cầu cống, …

bu-long-ma-kem
Bu lông mạ kẽm

Phân biệt bu lông Inox và bu lông mạ kẽm

Bất kỳ một loại bu lông nào thì một đặc tính cực kỳ quan trong và luôn được quan tâm bên cạnh khả năng chịu lực. Đó là tính chống ăn mòn của vật liệu chế tạo bu lông. Có thể bulong bị ăn mòn bởi hóa chất, bị ăn mòn bởi nước biển, cũng có thể bị ăn mòn trong môi trường bình thường.

Trên thị trường hiện nay có hai loại Bu lông Inox và bu lông mạ kẽm rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Nội dung dưới đây, Bu Lông Nam Hải sẽ Phân biệt bu lông Inox và bu lông mạ kẽm. Để các bạn hiểu hơn và lựa chọn được loại bu lông phù hợp nhé:

Bu lông inox Bu lông mạ kẽm
Chất liệu Inox – thép không gỉ mác SUS 201, 304, 316. Bu lông inox có màu sắc của thép không gỉ chủ yếu là hợp kim của sắt và cacbon nên màu sắc gần giống với sắt Thép không gỉ (Inox), thép hợp kim, thép carbon, kim loại màu được mạ kẽm bên ngoài. Bề mặt của bu lông mạ kẽm được phủ kẽm trắng, kẽm màu, kẽm đen, … Nên màu sắc của vít mạ kẽm thường là trắng, màu hoặc đen
Đặc điểm Bu lông inox có đặc điểm chống gỉ sét, chịu lực tốt. Đây là loại bu lông chống gỉ tốt nhất hiện nay. Ngoài khả năng chống gì thì bu lông inox còn có tính thẩm mỹ rất cao. Bu lông mạ kẽm là loại bu lông được mạ bên ngoài một lướp sơn chống gỉ và tăng tính thẩm mỹ. Thông thường là mạ kẽm và mạ kẽm nhúng nóng.
Khả năng chịu lực Cấp bền cao, thường trên 10.0 trở lên bao gồm 10.9, 12.9 Có các loại bu lông có cường độ chịu lực khác nhau như: 4.8, 5.6, 5.8, 6.8, 8.8, 10.9, 12.9
Khả năng chống ăn mòn Chống ăn mòn tốt hơn so với bu lông mạ kẽm Chống ăn mòn thấp hơn bu lông inox
Các loại bu lông Các loại bulong inox thông dụng là bu lông inox 201, Bu lông inox 304, bu lông inox 316, bu lông inox 316L Bu lông mạ kẽm nhúng nóng, xi trắng/vàng, nhuộm đen
Ứng dụng Phù hợp cho các ứng dụng trong môi trường ẩm ướt hoặc ngoài trời. Bu lông inox thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp yêu cầu tính bền vững cao, như xây dựng, hàng hải và công nghiệp chế tạo. Có thể sử dụng trong mọi môi trường dù điều kiện khắc nghiệt hay ẩm ướt. Thường được ứng dụng rộng rãi trong các công trình thi công xây dựng hệ thống nhà xưởng, nhà máy hoặc trạm biến áp.
Xem thêm:  Long đen giá rẻ tại Hà Nội

Tổng kết

Trên đây, Bu lông Nam Hải đã giúp bạn Phân biệt bu lông Inox và bu lông mạ kẽm. Thông qua một số đặc điểm về chất liệu sản xuất, mức độ chống gỉ, khả năng chống ăn mòn, ứng dụng, … Nếu sử dụng bu lông mạ kẽm để thay thế bu lông inox 304 thì sẽ nhanh chóng bị gỉ sét, ăn mòn hóa học. Thành ra, chúng ta phải thay thế thường xuyên, vừa tốn tiền mua vật tư, cũng như tốn tiền nhân công. Thậm chí tiền nhân công còn cao hơn chi phí mua vật tư. Như vậy, thì sử dụng bu lông inox 304 sẽ là bài toán kinh tế hơn hẳn.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua bu lông các loại, bao gồm bu lông inox 201 – 304 – 316, … Liên hệ ngay với Bu lông Nam Hải để được tư vấn và nhận báo giá tốt nhất nhé:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU NAM HẢI

Lô NV1-13, Khu đấu giá Tứ hiệp, Tứ hiệp, Thanh trì, Tp.Hà Nội

Mua hàng: - Hotline & Zalo 1: 0969. 928. 873

                  - Hotline & Zalo 2: 0384.182.796 

                - Hotline & Zalo 3. 0971.009.898

   Dự án & Hợp tác: 0977.260.612

Email: Sales@namhaiinox.com.vn – Website: https://bulongnamhai.com