Nở sắt 10 chịu được bao nhiêu kg?

Nở sắt 10 được sử dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay. Nhu cầu sử dụng ngày càng lớn và yêu cầu tính chịu lực cao. Để đảm bảo kết cấu và sự an toàn khi sử dụng. Vậy với kích thước M10 thì chịu được bao nhiêu kg? Cùng Bu lông Nam Hải tìm hiểu trong bài viết này nhé!

I. Đặc điểm của nở sắt 10?

1.1 Nở sắt 10 là gì?

nở sắt 10

Bu lông nở sắt 10 hay còn gọi là nở rút thép, tắc kê sắt bộ phận giúp lắp ghép chi tiết như đến cột với nền bê tông hoặc tường gạch, bu lông nở sắt được sản xuất từ thép carbon thấp thường được mạ màu vàng (màu cầu vồng).

1.2 Cấu tạo chính của nở sắt 10

Nở sắt M10 có cấu tạo chính gồm các bộ phận như sau:

  • Phần áo nở có có dạng hình trụ ống, bê trong phần áo nở có dạng liền nhau và không tách rời. Khi thi công, phần đuôi của áo nở sẽ được xẻ rãnh để có thể xòe ra và áp sát vào thành bê tông.
  • Phần đầu bulong là phần có diện tích nhỏ nhất so với các bộ phận khác của bulong. Phần đầu bulong không được tiện ren và có vai trò chính là điểm chịu lực từ búa trong quá trình đóng nở vào lỗ khoan trên tường bê tông.
  • Phần thân nở sắt M10 có dạng hình trụ tròn và tùy vào kích thước của con nở mà phần thân bulong sẽ có chiều dài khác nhau. Phần đầu thân nở thường sẽ là tiện ren, tiện ren của bulong nở thép M10 thường là ren hệ mét, có chiều dài phần ren nhất định. Phần đuôi của thân bu lông thường có dạng hình côn. Công dụng của phần đuôi bulong là đẩy áo nở xòe ra khi thi công. Phần đuôi của thân nở cũng là vị trí thông thường ghi thông tin về vật liệu sản xuất con nở đó.
  • Phần đai ốc, long đen có chức năng chính là liên kết chân đế cột với chân tắc kê nở M10.
  • Ecu có tác dụng gắn chặt kết cấu khi được gắn lên thành bê tông qua tắc kê bulong nở.
Xem thêm:  Chi tiết về bu lông mắt Din 444-B

1.3 Thông số kỹ thuật

Nở sắt M10 (Nở rút thép M10, tắc kê sắt M10) có 2 loại: Nở sắt áo liền và bu lông nở sắt áo rời.

Thông số kỹ thuật bu lông M10:

  • Đường kính: M10.
  • Độ dài: từ 60mm đến 200mm.
  • Nguyên liệu chế tạo: Thép cacbon.
  • Mạ bề mặt: mạ kẽm, mạ vàng.

Thông số lực của bulong nở inox M10x100 mạ kẽm(tắc kê nở 3 chân):

  • Lực kéo : 3 KN tương ứng với khối lượng 300 kg
  • Lực cắt: 3 KN tương ứng với khối lượng 300 kg

Thông số lực của bu lông nở M10x150 mạ kẽm(tắc kê nở 3 cánh):

  • Lực kéo : 3 KN tương ứng với khối lượng 300 kg
  • Lực cắt: 3 KN tương ứng với khối lượng 300 kg

Thông số lực của bulong nở M10x120 mạ kẽm(tắc kê nở 3 cánh):

  • Lực kéo : 3 KN tương ứng với khối lượng 300 kg
  • Lực cắt: 3 KN tương ứng với khối lượng 300 kg

II. Ưu điểm của sản phẩm

nở sắt 10-2

Nở sắt 10 đang là một trong những sản phẩm bulong được nhiều người lựa chọn sử dụng trong các công trình hiện nay bởi hàng loạt các ưu điểm sau:

  • Thời gian thi công nhanh chóng: so với các loại bulong hóa chất hay các loại tắc kê nở nhựa thì bulong nở sắt M10 có thời gian thi công nhanh chóng hơn hẳn.
  • Dễ dàng thi công: việc thi công bulong nở sắt M10 sẽ không đòi hỏi người thi công có tay nghề quá cao. Chỉ với một ít kiến thức cơ bản, ta đã có thể dễ dàng thi công bulong nở sắt M10 trong thời gian nhanh chóng.
  • So với các loại bulong hóa chất có cùng kích thước thì các loại bulong nở sắt M10 có giá thành rẻ hơn rất nhiều vì vậy sẽ tiết kiệm được chi phí tối đa cho các nhà đầu tư.
  • Khả năng chịu lực và chịu ăn mòn tốt: bulong nở sắt M10 sẽ có khả năng chịu lực và ăn mòn rất tốt, vì vậy sẽ rất phù hợp với nhiều môi trường, đặc biệt là các môi trường có khí hậu khắc nghiệt.
Xem thêm:  Cách đọc ký hiệu bu lông chuẩn chỉ, đúng yêu cầu kỹ thuật

III. Ứng dụng của nở sắt 10

Nở sắt 10 được ứng dụng vào rất nhiều công trình hiện nay, chúng giúp liên kết giữa các bản mã, các giá đỡ, các kết cấu bê tông và thép, các hệ thống giá đỡ hoặc kết cấu giàn thép không gian với tường bê tông và các công trình…

Với rất nhiều những ứng dụng như vậy nên nở sắt 10 được ứng dụng rất nhiều trong thi công xây dựng khoan cắm nở sắt, thi công lan can, giá đỡ cho hệ thống đường ống,…

IV. Khả năng chịu lực của nở sắt là bao nhiêu?

Khả năng chịu lực của bu lông nở chủ yếu phụ thuộc vào chất liệu của sản phẩm. Chất liệu chính của bulong nở thường là inox hoặc thép nên có độ bền và khả năng chịu lực cao. Để tính được chính xác nhất khả năng chịu lực của tắc kê nở, bạn cần chú ý vào các thông số kỹ thuật của vật liệu này.

Khả năng chịu lực của bu lông nở hay còn được gọi là khả năng cấp bền. Trên thị trường hiện nay có hai loại bulong nở cấp bền chính, đó là loại có khả năng chịu lực 4.6 và 8.8. Theo đó, hai thông số mà bạn cần chú ý khi chọn mua bu lông nở là:

  • Sản phẩm có khả năng chịu lực 4.6: Giới hạn bền nhỏ nhất là 400 Mpa, còn giới hạn chảy nhỏ nhất là 360 Mpa. Đây cũng là sản phẩm bulong có khả năng chịu lực thường.
  • Sản phẩm có khả năng chịu lực 8.8: Giới hạn bền nhỏ nhất là 800 Mpa, còn giới hạn chảy nhỏ nhất là 640 Mpa. Đây là loại bu lông có khả năng chịu lực cao.
Xem thêm:  Các loại dụng cụ thi công Ecu rút inox

Bên cạnh đó còn có một số loại bu lông có khả năng chịu lực cao lên đến 9.8, 10.9, 12.9,…

Trên đây, Bu Lông Nam Hải đã cung cấp các thông tin về Nở sắt 10 cũng như khả năng chịu lực của nó. Hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích trong việc lựa chọn loại bu lông nở phù hợp với công trình của bạn. Hãy liên hệ ngay với Bu Lông Nam Hải để được tư vấn chi tiết và hiệu quả hơn nhé:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU NAM HẢI

Lô NV1-13, Khu đấu giá Tứ hiệp, Tứ hiệp, Thanh trì, Tp.Hà Nội

Email: Sales@namhaiinox.com.vnWebsite: https://bulongnamhai.com

Điện thoại: Hotline: 0977.260.612