Quản lý lực siết bu lông là một trong những công việc quan trọng cần phải chú ý trong công việc tháo, lắp bu lông. Điều này giúp đảm bảo mối nối được siết chặt đúng tiêu chuẩn, tránh tình trạng mối nối siết quá chặt có thể làm gãy bulong trong quá trình siết hoặc khi có tải trọng làm việc. Nếu siết không đủ lực, bulong sẽ chịu tải trọng theo chu kỳ (fatigue load), gây hỏng bulong do mỏi. Để tránh tình trạng như mô tả ở trên, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về lực siết bu lông là gì? Bảng tra lực siết bu lông
I. Lực siết bu lông là gì?
Lực siết bu lông là lực hữu ích kết hợp với cánh tay đòn của dụng cụ xiết tạo thành mô-men xoắn (mô-men xiết bu lông) đủ lớn tác động lên đầu bu lông hoặc đai ốc nhằm tạo ra ứng suất căng ban đầu trong thân bu lông để đảm bảo mối liên kết bằng bu lông được kẹp chặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Mỗi bu lông đều đòi hỏi một lực siết phù hợp để đảm bảo sự chắc chắn và an toàn của liên kết theo yêu cầu kỹ thuật. Điều này đặt ra một yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm tính bền và độ an toàn của cấu trúc thép, các phương tiện giao thông, máy móc, và các ứng dụng khác.
Trong thời đại ngày nay, lực siết bu lông đã được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn xây dựng và sản xuất. Việc này đặt ra một thách thức cho người kỹ thuật, yêu cầu họ phải kiểm tra và tính toán lực siết bu lông sao cho nó đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đồng thời đảm bảo hiệu suất và an toàn tối đa.
II. Tiêu chuẩn siết bu lông?
Mỗi bu lông cần được siết với một lực phù hợp theo yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo sự chắc chắn trong các liên kết trên kết cấu thép, phương tiện giao thông, máy móc, và các ứng dụng khác. Việc này đảm bảo tính bền và an toàn cho các cấu trúc và thiết bị.
Tại Việt Nam, các quy định về tiêu chuẩn lực siết bu lông có thể được tham khảo trong hai văn bản chính phù hợp với từng ngành nghề:
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8298:2009 về Công trình thủy lợi – yêu cầu kỹ thuật trong chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916:1995 về Bulông, vít, vít cấy và đai ốc – Yêu cầu kỹ thuật.
III. Bảng tra lực siết bu lông
3.1 Bảng tra lực siết bu lông hệ mét
Hướng dẫn tra lực xiết bu lông : Xác định kích thước bu lông và chủng loại bu lông: Xác định theo cột “Chủng loại” VD: M12 – Xác định cấp của bu lông theo ký hiệu trên đầu bu lông, VD: 8.8 là cấp độ bền là 8.8 Với ví dụ trên: Dóng theo hàng và cột ta được kết quả Lực siết cần tìm M12 cấp độ bên là 8.8 => Lực siết bu lông: 79 Nm2
Quy đổi đơn vị: 1 Nm = 0.738 ft.lb = 8.85 In.lb. = 0.10 Kgf.m = 10.20 Kgf.cm. VD: 79 Nm = 8.05 Kgf.m = 805 Kgf.cm
3.2 Bảng tra lực siết bu lông hệ inch
Hướng dẫn tra lực xiết bu lông: Xác định kích thước bu lông và chủng loại bu lông: Theo hướng dẫn bảng phối hợp đường kính và số vòng ren trên 1 inch. Xác định cấp của bu lông theo bẳng ký hiệu: Sau khi xác định được chủng loại bu lông và cấp độ bền thì tiến hành dóng thẳng hàng điểm giao nhau chính là lực xiết cần tìm. Ví dụ: Bu lông hệ inch có kích thước là 3/8″ hệ ren UNF. Cấp độ bền của bu lông là cấp 8 (Grade 8), lớp phủ ngoài bình thường. Dóng thẳng hàng và cột ta được kết quả lực cần tìm là 49 FT-lb
Quy đổi đơn vị: 1 In.lb = 0.112 Nm = 0.011 Kgf.m = 1.15 Kgf.cm = 0.083 ft.lb 1Ft.lb = 1.355 Nm = 0.138 Kgf.m = 13.825 Kgf.cm = 12 In.lb – Ví dụ: 49 Ft-lb = 66.4 N.m = 6.77 Kgf.m
> Tham khảo các sản phẩm bu lông tại đây
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm hiểu biết thêm về lực siết bu lông và có những sự lựa chọn hợp lý đối với nhu cầu sử dụng.