Bu lông – Chi tiết máy vô cùng thông dụng hiện nay, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Những ai làm trong ngành nghề liên quan thì đã quá quen thuộc với cụm từ bu-lông, ốc vít… Tuy nhiên, với những ai không có chuyên môn liên quan thì khi được hỏi về bu-lông khó mà giải thích được. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về sản phẩm này. Mời bạn đọc tham khảo những thông tin về sản phẩm.
1. Bu lông là gì?
Bu lông là một sản phẩm cơ khí phổ biến hiện nay. Vật dụng này còn hay được viết là bulong, boulon. Bulong có hình dạng thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế để kết hợp với đai ốc, giúp tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết.
Bu lông là gì?
Bulong dùng để lắp ráp, ghép nối, liên kết các chi tiết rời rạc thành một hệ thống hoàn chỉnh. Nguyên lý hoạt động của loại vật dụng này là dựa vào ma sát giữa các vòng ren của bulong và đai ốc để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.
Các loại bulong hiện nay có nhiều hình dạng đầu khác nhau như: hình tròn, hình vuông, 6 cạnh, 8 cạnh,… Tuy nhiên, loại bulong dạng 6 cạnh được sử dụng nhiều nhất do đặc tính mỹ thuật và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.
2. Ứng dụng của bu lông
Bulong có rất nhiều công dụng, phần mối lắp ghép bằng bulong có thể chịu được tải trọng kéo, cắt, uốn, mài mòn,… có độ ổn định lâu dài và khả năng tháo lắp dễ dàng mà không đòi hỏi công nghệ phức tạp. Bởi vậy mà nó được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực như: cơ khí, lắp ráp, công trình giao thông,…
Ứng dụng của bu lông
3. Phân loại bu lông
Có rất nhiều loại bulong với kích thước và chất liệu khác nhau. Người ta phân loại bulong theo vật liệu chế tạo, hình thức bảo vệ chống ăn mòn, theo chức năng làm việc và theo lĩnh vực sử dụng.
3.1. Theo vật liệu chế tạo
Với cách phân loại này, người ta chia bulong thành 3 loại:
- Bu lông được chế tạo từ thép cacbon thường, thép hợp kim.
- Bu lông inox (bulong được chế tạo từ thép không gỉ). Loại bulong này có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường.
- Bulong được chế tạo từ các kim loại màu, hợp kim màu như đồng, kẽm, nhôm. Loại bulong này thường được dùng trong các ngành công nghiệp điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước,…
3.2. Theo hình thức bảo vệ chống ăn mòn
Các loại bulong này sẽ là bulong đen, mộc, được sản xuất từ vật liệu thép cacbon. Bulong nhuộm đen, mạ kẽm điện phân, bulong mạ kẽm nhúng nóng, bulong inox.
3.3. Theo chức năng làm việc
Tùy với mục đích sử dụng khác nhau mà người ta chia bulong thành 2 loại chính: Bu lông liên kết và bulong kết cấu. Cách phân loại này ảnh hưởng đến cấp bền, hình dáng và kích thước bu lông.
3.4. Theo lĩnh vực sử dụng
Với cách phân loại này, bulong được chia thành nhiều loại theo các ngành công nghiệp sản xuất khác nhau như: xây dựng, công trình đường sắt, công trình trên biển, lĩnh vực cơ khí.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về bu lông, hy vọng giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Nếu có nhu cầu chọn mua các sản phẩm bu-lông, ốc vít, đinh tán… hãy truy cập ngay website bulongnamhai.com hoặc liên hệ hotline: 0977.260.612 để được hỗ trợ tư vấn nhé!